Cục đường bộ Việt Nam

Deparment For Roads Of Viet Nam

  • :
  • :
Chất lượng là vấn đề sống còn

Chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Số hồ sơ 1001666
Lĩnh vực An toàn giao thông
Cách thức thực hiện

Trực tiếp:
- Thời gian giải quyết: 10 Ngày làm việc(10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định)
Nộp qua bưu chính công ích:
- Thời gian giải quyết: 10 Ngày làm việc(10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định)

Thời hạn giải quyết 10 Ngày làm việc
Đối tượng thực hiện Doanh nghiệp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX) Tổ chức nước ngoài Hợp tác xã
Cơ quan trực tiếp thực hiện Cục Đường bộ Việt Nam
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Cục Đường bộ Việt Nam
Kết quả thực hiện - Mã kết quả:000.00.00.G04-KQ0190 - Kết quả:Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Số văn bản: 11/2010/NĐ-CP - Tên văn bản: Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Số văn bản: 125/2018/NĐ-CP - Tên văn bản: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Số văn bản: 64/2016/NĐ-CP - Tên văn bản: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Số văn bản: 56/2022/NĐ-CP - Tên văn bản: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định Cục Đường bộ Việt Nam
Cơ quan được ủy quyền
Cơ quan phối hợp
Lệ phí
STT Mức phí Mô tả
Văn bản quy định lệ phí
Tình trạng hiệu lực Đã có hiệu lực
Ngày có hiệu lực Không có thông tin
Ngày hết hiệu lực Không có thông tin
Phạm vi áp dụng
Trình tự thực hiện

a) Nộp hồ sơ TTHC: Tổ chức có nhu đào tạo nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đến Cục Đường bộ Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC: 

Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: 

+ Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ, cấp giấy hẹn trả kết quả. 

+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu điện, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Đường bộ Việt Nam có văn bản hướng dẫn hoàn thiện. 

- Cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Trường hợp không cấp Giấy chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thành phần hồ sơ
Loại giấy tờMẫu tờ khaiSố lượng
(1) Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu
(2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
(3) Kê khai về cơ sở vật chất
(4) Danh sách giảng viên, trong đó có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp
Số bộ hồ sơ
Mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản quy định
STT Tên thủ tục hành chính Cơ quan ban hành
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC - Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật. - Về cơ sở vật chất + Bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học, có thiết bị âm thanh, nghe nhìn, gồm: Màn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, bộ tăng âm, micro kèm loa; + Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 01 máy đo độ phản quang của biển báo hoặc sơn kẻ đường. - Về đội ngũ giảng viên + Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; + Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định. Đủ điều kiện đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ; Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ và có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động một trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ, quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.