Cục đường bộ Việt Nam

Department For Roads Of Viet Nam

  • :
  • :
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng! - Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, trách nhiệm, tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông trên cao tốc

Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan khẩn trương thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn trên các tuyến đường cao tốc hiện nay.

Công văn nêu rõ, ngày 11/5/2025, Bộ Xây dựng đã ban hành Công điện số 14/CĐ-BXD về tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa và văn bản số 3261/BXD-KCHT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, VEC khẩn trương rà soát, xử lý các bất cập phát sinh trong tổ chức giao thông trên một số tuyến đường bộ cao tốc. Thực hiện nhiệm vụ được Bộ Xây dựng giao tại Công điện và văn bản trên, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các Khu QLĐB, các Sở Xây dựng Lạng Sơn (đối với Dự án Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn do địa phương ký hợp đồng BOT), Sở Xây dựng Tiền Giang (đối với dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do địa phương ký hợp đồng BOT), VEC, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, các tổ chức khác có liên quan (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dự án) khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ đối với các tuyến đường cao tốc đang vận hành, khai thác và báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 25/5/2025 các nội dung sau: 

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai kịp thời, đầy đủ các nội dung chỉ đạo của Bộ Xây dựng tại Công điện số 14/CĐ-BXD và văn bản số 3261/BXD-KCHT, các văn bản khác liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tổ chức giao thông đường bộ.

Đối với nhiệm vụ “tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là vi phạm tốc độ, lấn làn, vượt ẩu; thường xuyên theo dõi phát hiện các điểm gây mất an toàn giao thông phát sinh và chủ động bổ sung, điều chỉnh ngay các công trình an toàn giao thông; tổ chức tuyên truyền, tăng cường phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ để nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông, hạn chế các vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông xuất phát từ nhận thức của người tham gia giao thông”, Cục ĐBVN đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dự án triển khai như sau: 

Đối với công tác tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là vi phạm tốc độ, lấn làn, vượt ẩu, đây là các nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh sát giao thông theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên để phối hợp thực hiện tốt công tác này, đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dự án chủ động và tích cực trong phối hợp với các Cơ quan Công an, Cảnh sát giao thông trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông, xử lý vi phạm các quy định của pháp luật, trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Triển khai hoàn thành các công việc sau trên các tuyến đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dự án: Rà soát biển báo hiệu đường bộ về tốc độ, sơn kẻ trên mặt đường; khắc phục tình trạng thiếu biển báo hiệu; biển báo không phù hợp, cây cối, chướng ngại vật che khuất, biển báo hiệu bị mờ, không bảo đảm phản quang vào ban đêm; khắc phục tình trạng sơn vạch kẻ đường mờ và các công việc cần thiết khác để bảo đảm hệ thống báo hiệu đường bộ sáng rõ, dễ nhìn, dễ quan sát tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông và có cơ sở để xử lý phương tiện tham gia giao thông vi phạm tốc độ, lấn làn, vượt ẩu. Đồng thời tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục các biển báo hiệu khác trên tuyến đường thuộc phạm vi quản lý. Tiến độ hoàn thành trước 25/5/2025; Rà soát để phát hiện, xử lý kịp thời điểm hay xảy ra tai nạn giao thông, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ, các vị trí cần nhưng thiếu công trình an toàn giao thông đường bộ, các tồn tại, bất cập khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông; đồng thời tổ chức khắc phục, hoàn thành đối với các tồn tại này trước ngày 25/5/2025 đối với các công việc thuộc công tác bảo dưỡng thường xuyên đường cao tốc. 

Chỉ đạo các nhà thầu và đơn vị khác thực hiện các công việc sau: Tăng cường và thực hiện đầy đủ đối với công tác tuần đường, tuần kiểm đường bộ; thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định của Luật Đường bộ, Thông tư số 41/2024/TT-BGTVT, quy định khác của pháp luật có liên quan; Đẩy nhanh tiến độ thi thực hiện các dự án sửa chữa (sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất) đã có trong kế hoạch bảo trì 2025 hoặc đã được bổ sung để thực hiện trong năm 2025; Khẩn trương hoàn thành công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra đối với KCHT đường cao tốc. 

Đối với việc thi công xây dựng các tuyến đường khác giao cắt, đấu nối vào đường cao tốc (gọi chung là đấu nối), đề nghị các Khu QLĐB, Sở Xây dựng: a) Chủ trì, phối hợp với VEC, nhà đầu tư BOT, doanh nghiệp quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường cao tốc, chủ đầu tư nút giao đấu nối và cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc bảo đảm an toàn giao thông, việc phân luồng, phân làn và lắp đặt báo hiệu đường bộ, công trình an toàn giao thông tại khu vực các nút giao đấu nối; kiểm tra việc chấp hành giấy phép thi công trên đường bộ đang khai thác do cơ quan mình cấp; Yêu cầu chủ đầu tư đấu nối khắc phục các tồn tại, bất cập ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông, an toàn trong thi công tại khu vực các nút giao đấu nối với đường cao tốc; điều chỉnh, bổ sung các biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường, bổ sung người trực chốt, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo trước, trong và sau khu vực thi công nút giao đấu nối vào đường cao tốc; Xử lý nghiêm minh các vi phạm khi thi công đấu nối vào đường cao tốc. 

Các Phòng thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, các cơ quan, đơn vị triển khai tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường bộ, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; các quy định về tốc độ và khoảng cách phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường cao tốc theo chương trình, kế hoạch được giao; đề xuất điều chỉnh, bổ sung công tác tuyên truyền pháp luật nếu cần thiết.

Đối với nhiệm vụ “ Chủ trì, phối hợp với các Doanh nghiệp dự án, VEC căn cứ vào điều kiện kỹ thuật của các đoạn tuyến cao tốc đang khai thác (bề rộng và số làn xe chạy, bề rộng dải an toàn; bề rộng dải dừng xe khẩn cấp) và các yếu tố kỹ thuật trong quá trình vận hành khai thác (lưu lượng xe trên tuyến; tốc độ khai thác trung bình trong thời gian gần đây; độ bằng phẳng mặt đường IRI; độ nhám mặt đường; điều kiện thời tiết v.v…) để nghiên cứu, thực hiện điều chỉnh tốc độ của các đoạn tuyến bảo đảm đồng bộ và an toàn trong khai thác theo quy định tại Điều 26 Luật Đường bộ”, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dự án triển khai các công việc sau: Đối chiếu quy mô tuyến đường cao tốc đang khai thác, các chỉ tiêu kỹ thuật về làn đường, dải an toàn, dải dừng xe khẩn cấp, lưu lượng xe, tốc độ đang khai thác và các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trên, biển báo tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu, biển báo khoảng cách xe đã lắp đặt trên đường cao tốc với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường cao tốc (QCVN 115:2024/BGTVT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, Tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc (TCVN 5729:2012) và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác, Thông tư số 38/2024/TT-BGTVT của Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) quy định về tốc độ và khoảng cách xe khi tham gia giao thông trên đường bộ. Trường hợp không đáp ứng các quy định thì điều chỉnh hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh lại tốc độ, khoảng cách xe tham gia giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý. Tiến độ hoàn thành trước 25/5/2025.

Để có cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu độ bằng phẳng, độ nhám mặt đường, đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dự án khẩn trương triển khai, hoàn thành các dự án, gói thầu tư vấn kiểm định chất lượng, đánh giá an toàn công trình đường cao tốc để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác tuyến đường bảo đảm an toàn và hiệu quả. Trường hợp cần thiết kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung công tác kiểm định, đánh giá an toàn mặt đường tại một, một số đoạn tuyến cao tốc để bổ sung dữ liệu làm cơ sở điều chỉnh tốc độ khai thác đường cao tốc. Tiến độ hoàn thành theo tiến độ dự án trong kế hoạch bảo trì được giao. 

Đối với bảo đảm an toàn giao thông khu vực Trạm thu phí Km430+500 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (dự án đầu tư theo hình thức BOT), giao Khu QLĐB II chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng rà soát, có phương án xử lý nhằm bảo đảm ATGT khu vực trạm thu phí này và hoàn thành trước ngày 20/5/2025. Trường hợp có vướng mắc báo cáo để Cục ĐBVN xem xét, giải quyết hoặc đề xuất Bộ Xây dựng. 

Triển khai các nhiệm vụ tại mục 1 Công điện số 14/CĐ-BXD của Bộ Xây dựng như sau: Về việc thực hiện công tác rà soát các tồn tại, bất cập của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: đề nghị các Khu QLĐB, các Sở Xây dựng, các doanh nghiệp dự án, Phòng Quản lý tổ chức giao thông và các đơn vị khẩn trương hoàn thành việc thực hiện theo văn bản số 2838/VPCP-CN ngày 04/4/2025 của Văn phòng Chính 4 phủ về tiếp tục rà soát, xử lý các tồn tại, bất cập trong tổ chức giao thông trên đường bộ, văn bản số 2684/BXD-VT&ATGT ngày 26/4/2025 của Bộ Xây dựng chỉ đạo triển khai chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản trên của Văn phòng Chính phủ và các văn bản của Cục ĐBVN về công tác này.

Về việc khẩn trương rà soát, đánh giá và báo cáo các bất cập trong tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc, báo cáo Lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp tình hình thực tiễn: đề nghị các Khu QLĐB, các Sở Xây dựng, doanh nghiệp dự án khẩn trương rà soát lại phương án tổ chức giao thông đường cao tốc đã được phê duyệt và tình hình tổ chức giao thông thực tế trên các tuyến đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý, tuyến đường cao tốc thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc chưa hoàn thành đã đưa vào khai thác tạm và thực hiện tiếp các công việc sau: Đối với đường cao tốc đã hoàn thành đưa vào khai thác nếu có tồn tại, bất cập về tổ chức giao thông, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dự án kịp thời xử lý các tồn tại, bất cập để phương án tổ chức giao thông đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Đường bộ; đáp ứng các quy định về giao thông trên đường cao tốc quy định tại Điều 25 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các quy định về Quy tắc giao thông đường bộ tại các điều của Chương II của Luật này. Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung phương án tổ chức giao thông, các Khu QLĐB, doanh nghiệp dự án căn cứ vào Điều 25 Luật Đường bộ; các Điều 23, 24, 25, 26 của Nghị định số 165/2024/NĐ-CP lập, trình duyệt điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trong thời gian quản lý, vận hành, khai thác đường cao tốc. 

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng đã đưa vào khai thác tạm, thực hiện phương án tổ chức giao thông tạm, các Khu QLĐB kiểm tra, báo cáo kiến nghị các tồn tại về tổ chức giao thông, an toàn giao thông và đề nghị các Chủ đầu tư khắc phục, đồng thời gửi báo cáo để Cục ĐBVN tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng theo chỉ đạo tại điểm b mục 1 Công điện trên. Tiến độ thực hiện hoàn thành các công việc tại điểm a và b mục này trước ngày 25/5/2025. 

Các nội dung khác: Ngoài việc thực hiện các nội dung trên, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp dự án khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến phản ánh của các Cơ quan Cảnh sát giao thông để tổ chức khắc phục kịp thời đối với các tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường cao tốc. Về công tác báo cáo, đề nghị các Khu QLĐB, Sở Xây dựng, VEC, doanh nghiệp dự án BOT lập báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi Cục Đường bộ Việt Nam (qua Phòng Quản lý, tổ chức giao thông) trước ngày 25/5/2025, để Cục ĐBVN tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng trước ngày 31/5/2025. 

Đối với công tác xử lý tồn tại, bất cập nằm ngoài phạm vi kế hoạch bảo trì 2025 (bao gồm cả các dự án được bổ sung), phạm vi công tác quản lý, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường bộ, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp dự án triển khai thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Thông tư số 41/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 của Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng). 

Trường hợp vượt thẩm quyền, trong tháng 5/2025, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp báo cáo cấp có thẩm quyền cho 5 phép bổ sung dự án (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) để khắc phục các tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến an toàn giao thông. 

 


Attachment

Category