Cục đường bộ Việt Nam

Deparment For Roads Of Viet Nam

  • :
  • :
Chất lượng là vấn đề sống còn
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chi hơn 2.600 tỷ đồng xử lý gần 570 điểm đen tai nạn giao thông

Theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 của Chính phủ, từ năm 2015 – 2023, Bộ GTVT đã xử lý 568 điểm đen tai nạn giao thông với kinh phí 2.627 tỷ đồng.

Quỹ bảo trì là nguồn lực chính trong sửa chữa các tuyến đường bộ

Chính phủ cho biết, công tác bảo trì đường bộ đã được ngành GTVT thực hiện thường xuyên, kịp thời.

Hiện nay, quỹ bảo trì đường bộ chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu quản lý, bảo trì nhưng là nguồn lực chính cho công tác quản lý bảo trì hệ thống đường bộ (ảnh minh họa).

Hiện nay, quỹ bảo trì đường bộ chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu quản lý, bảo trì nhưng là nguồn lực chính cho công tác quản lý bảo trì hệ thống đường bộ (ảnh minh họa).

Mặc dù quỹ chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu quản lý, bảo trì, ngân sách nhà nước vẫn phải cấp bù. Tuy nhiên Quỹ Bảo trì đường bộ là nguồn lực chính cho công tác quản lý bảo trì hệ thống đường bộ trước nhu cầu ngày càng cao về vốn và yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý bảo trì.

Đáng chú ý, theo Chính phủ, Bộ GTVT đã phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ. Theo đó, chuyển toàn bộ các doanh nghiệp bảo trì ra khỏi hệ thống các cơ quan quản lý đường bộ và thực hiện đấu thầu qua mạng 100% các gói thầu duy tu, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống quốc lộ đủ điều kiện.

Huy động các nguồn lực của xã hội tham gia công tác bảo trì đường bộ, đảm bảo công khai, minh bạch; áp dụng kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào công tác quản lý, bảo trì để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được giao.

Qua đó, đảm bảo, duy trì chất lượng công trình đường bộ, khắc phục kịp thời các sự cố, hư hỏng trong quá trình khai thác, bảo đảm giao thông thuận lợi, thông suốt và an toàn, đáp ứng yêu cầu đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Bộ GTVT cũng ban hành quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đồng thời, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường địa phương.

Đến nay việc thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng đã được triển khai tại toàn bộ 155 trạm thu phí trên toàn quốc.

Đến nay việc thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng đã được triển khai tại toàn bộ 155 trạm thu phí trên toàn quốc.

Ứng dụng công nghệ, số hóa hồ sơ bảo trì đường bộ

Theo báo cáo, hệ thống cơ sở dữ liệu đường bộ đã được xây dựng, dần đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại như: cơ sở dữ liệu về quản lý tài sản đường bộ, tình trạng mặt đường, quan trắc cầu dây văng, cầu trên quốc lộ, cầu trên đường địa phương, số hóa hồ sơ bảo trì đường bộ, cơ sở dữ liệu tải trọng cầu, cấp đường, khổ giới hạn đường và tình trạng kỹ thuật đường bộ giao cắt với đường sắt đã được công bố đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử.

Hệ thống Quản lý tài sản đường bộ RAMS đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu 32 loại tài sản đường bộ theo Nghị định số 33/2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Trong khi đó, hệ thống Quản lý cầu quốc lộ VBMS đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu 7.679 cầu trên quốc lộ; hệ thống Quản lý cầu địa phương LBMS đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu 4.148 cầu trên các tuyến đường địa phương quản lý.

Hệ thống Quản lý tình trạng mặt đường PMS cũng đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu tình trạng mặt đường của 55.345km làn/24.594 km đường quốc lộ; hệ thống quan trắc Cầu dây văng SHMS đã xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan trắc dao động tại 4 cầu lớn: Bãi Cháy, Mỹ Thuận, Rạch Miễu và Cần Thơ.

Cùng đó, xây dựng được hệ thống quản lý hồ sơ, số hóa lưu trữ cơ sở dữ liệu hồ sơ bảo trì đường bộ tại các Cục quản lý đường bộ qua các năm.

Đặc biệt, công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được theo dõi, quan tâm sát sao trong giai đoạn vận hành, khai thác các dự án (chủ yếu là dự án BOT, BOO).

Ngoài việc theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, khai thác, bảo trì các dự án BOT, các cơ quan có thẩm quyền đã chú trọng đến việc theo dõi, giám sát doanh thu thu phí của các dự án BOT nhằm đảm bảo tiền dịch vụ sử dụng đường bộ thu đúng, thu đủ, công khai, minh bạch và được quyết toán, điều chỉnh thời gian thu phí của từng dự án phù hợp với tình hình thực tế.

Từ năm 2017, việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án BOT bắt đầu triển khai theo hình thức điện tử tự động không dừng theo Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay, thực hiện Quyết định số 19/2020 của Thủ tướng Chính phủ việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, toàn bộ 155 trạm thu phí trên toàn quốc đủ điều kiện triển khai đã được đầu tư, lắp đặt hoàn thiện thiết bị thu phí điện tử không dừng.

"Cơ bản tình hình hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các trạm thu phí vận hành ổn định; toàn bộ các trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ được vận hành thu phí theo phương án chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều xe chạy và các tuyến cao tốc đã thực hiện thu phí điện tử không dừng toàn bộ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ", văn bản báo cáo nêu.

Tính đến ngày 18/12/2023, số lượng phương tiện dán thẻ, mở tài khoản thu phí là 5.156.855 phương tiện; đạt khoảng 95% trong tổng số 5.411.685 phương tiện trên cả nước.

Nguồn: Báo mới


Chuyên mục