Cục đường bộ Việt Nam

Deparment For Roads Of Viet Nam

  • :
  • :
Chất lượng là vấn đề sống còn
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề xuất bắt buộc xe hợp đồng phải vào bến đón khách

Nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng trá hình chạy nghênh ngang trên các tuyến phố, Cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải đề xuất buộc xe loại hình này phải vào bến để đón trả khách. Cục Đường bộ Việt Nam đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đưa ra nhiều đề xuất nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng trá hình ngang nhiên chạy bát nháo khắp các ngõ ngách tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… Theo đó, tại các đô thị loại 1 và loại đặc biệt, xe hợp đồng chở công nhân, chuyên gia được đón trả khách theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Với hợp đồng cá nhân (xe hợp đồng đang chạy trá hình tuyến cố định) sẽ thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh công bố. Xe hợp đồng trá hình chạy …
Nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng trá hình chạy nghênh ngang trên các tuyến phố, Cục Đường bộ Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải đề xuất buộc xe loại hình này phải vào bến để đón trả khách.

Cục Đường bộ Việt Nam đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đưa ra nhiều đề xuất nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng trá hình ngang nhiên chạy bát nháo khắp các ngõ ngách tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…

Theo đó, tại các đô thị loại 1 và loại đặc biệt, xe hợp đồng chở công nhân, chuyên gia được đón trả khách theo địa điểm ghi trong hợp đồng.

Với hợp đồng cá nhân (xe hợp đồng đang chạy trá hình tuyến cố định) sẽ thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh công bố.

Xe hợp đồng trá hình chạy tuyến cố định chạy trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội

Bên cạnh đó, việc bổ sung sửa đổi Nghị định 10 lần này cũng sẽ lượng hóa cụ thể để thuận tiện cho việc xử lý vi phạm bằng quy định: Xe hợp đồng, xe du lịch không được đón trả khách thường xuyên từ 3 ngày liên tiếp trở lên hoặc từ 10 ngày trở lên trong 1 tháng tại trụ sở chính, văn phòng đại diện.

Đại diện phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái – Cục Đường bộ Việt Nam – cho hay, xe hợp đồng trá hình chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TPHCM đi các tỉnh xung quanh trong bán kính dưới 200 km. Loại hình này đang thực hiện đón trả khách ở một hay một số địa điểm cố định tại các văn phòng trong nội thành trái quy định mà không gặp bất kỳ rào cản nào.

Theo thống kê của Cục Đường bộ Việt Nam, cả nước hiện có khoảng gần 400.000 xe kinh doanh vận tải khách. Trong đó, tuyến cố định 17.000 xe và xe hợp đồng chiếm số lượng áp đảo với khoảng 220.000 xe. Có khoảng 1/4 trong số này, tương đương khoảng 60.000 xe hợp đồng hoạt động trá hình tuyến cố định.

Giữa tháng 11, Bộ Giao thông vận tải công bố kế hoạch tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Sở Giao thông vận tải tất cả tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các đoàn sẽ kiểm tra hoạt động quản lý xe ô tô kinh doanh của Sở Giao thông vận tải các địa phương trong thời kỳ từ ngày tháng 1/2022 tới thời điểm kiểm tra. Các đoàn hoàn thành việc kiểm tra trước ngày 20/1/2024.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, hoạt động kiểm tra trên nhằm phát hiện bất cập trong các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (nếu có). Từ đó, các đơn vị sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp khắc phục, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Qua đó góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ do phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gây ra.

Qua hoạt động kiểm tra trên cũng đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có); hướng dẫn các đơn vị được kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Nguồn: Báo Tiền Phong


Chuyên mục