Cục đường bộ Việt Nam

Department For Roads Of Viet Nam

  • :
  • :
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng! - Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, trách nhiệm, tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phó Cục trưởng Nguyễn Viết Huy chủ trì đàm phán Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông

Sáng nay 8/4, Phó Cục trưởng Cục ĐBVN Nguyễn Viết Huy đã chủ trì cuộc họp đàm phán với đại diện các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT và các ngân hàng cung cấp tín dụng nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông trọng điểm.

 

Phó Cục trưởng Cục ĐBVN Nguyễn Viết Huy  chủ trì  cuộc họp đàm phán.

Đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo của Chính phủ

Cuộc đàm phán được tổ chức trong khuôn khổ thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) đã phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá tổng thể những khó khăn, vướng mắc của dự án BOT giao thông trong cả nước và xây dựng giải pháp xử lý, trình Thường trực Chính phủ về Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông tại Tờ trình số 5671/TTg-BGTVT ngày 28/5/2024.

Theo đó, ngày 11/6/2024, Thường trực Chính phủ đã họp và kết luận tại Thông báo số 270/TB-VPCP ngày 22/6/2024, trong đó chỉ đạo: Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, tổ chức cung cấp tín dụng theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT và các bên cung cấp vốn phải có trách nhiệm cùng chia sẻ rủi ro, phải có giải pháp cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi vay, điều chỉnh phương án trả nợ phù hợp.

Trường hợp đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, Bộ Giao thông vận tải và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với Nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên cung cấp vốn để đàm phán theo hướng không có lợi nhuận vốn chủ sở hữu và không tính lãi vay trong giá trị dự kiến đề nghị thanh toán.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường cao tốc Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) đã tổ chức 2 cuộc họp đàm phán với nhà đầu tư, ngân hàng. Trên cơ sở kết quả cuộc họp, Cục ĐBVN đã báo cáo Bộ Xây dựng ban hành 8 văn bản2 đôn đốc nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án làm việc ­­với ngân hàng cung cấp tín dụng để thống nhất đề xuất giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc và cơ chế chia sẻ giữa các bên. Đến nay, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án đã có văn bản báo cáo và đề xuất giải pháp tháo gỡ, trách nhiệm chia sẻ đối với 8/8 dự án do Bộ Xây dựng quản lý.

Đại diện nhà đầu tư phát biểu tại cuộc họp.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc một số dự án BOT giao thông, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 259/QĐ-BXD ngày 14/3/2025 thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc một số dự án BOT giao thông (Nghị quyết của Quốc hội).

Ngày 4/4/2025, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy đã chủ trì cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghị quyết của Quốc hội. Trên cơ sở kết luận chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy về việc tiếp thu ý kiến các Thành viên tại cuộc họp; để có cơ sở tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ Nghị quyết, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức họp, ký biên bản đàm phán với nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, ngân hàng cung cấp tín dụng về giải pháp tháo gỡ vướng mắc và trách nhiệm chia sẻ của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, ngân hàng cung cấp tín dụng.

Thống nhất phương án xử lý từng nhóm dự án

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Nguyễn Viết Huy nhấn mạnh: “Về giải pháp tháo gỡ vướng mắc, trên cơ sở tổng hợp nội dung đề xuất của các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, có 5/8 dự án đề xuất bố trí vốn nhà nước thanh toán để chấm dứt hợp đồng và 3/8 dự án đề xuất giải pháp vốn nhà nước hỗ trợ để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Cụ thể: 5 dự án chấm dứt hợp đồng bao gồm: Thái Nguyên - Chợ Mới; Tuyến QL1 tránh Thanh Hoá; Đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738 - Km1763 tỉnh Đắk Lắk; QL91 đoạn Km14 - Km50; Cầu đường sắt Bình Lợi.

3 dự án bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ bao gồm: Cầu Ba Vì - Việt Trì; Cầu Thái Hà; Hầm Đèo Cả.

Phó cục trưởng Nguyễn Viết Huy cũng cho biết đối với 5 dự án dự kiến chấm dứt hợp đồng, tại các văn bản đề xuất, các nhà đầu tư đã cơ bản thống nhất không tính lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong giá trị đề nghị. Đối với lãi vay, một số ngân hàng5 kiến nghị nhà nước hỗ trợ thanh toán một phần lãi vay (lãi suất từ 5% - 5,5%/năm) để bù đắp một phần lãi huy động vốn từ người dân. Căn cứ chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục ĐBVN đề xuất trách nhiệm chia sẻ của nhà đầu tư, ngân hàng tín dụng: không tính lợi nhuận vốn chủ sở hữu và không tính lãi suất vốn vay trong giá trị thanh toán vốn nhà nước.

Đối với Dự án xây dựng hầm Đèo Cả: Đề nghị nhà đầu tư, ngân hàng nghiên cứu và cho ý kiến cụ thể đối với 2 phương án: Tiếp tục thu phí trên tuyến La Sơn - Tuý Loan để hoàn vốn theo hợp đồng đã ký; Bổ sung vốn nhà nước để thay thế cơ chế thu phí trên tuyến La Sơn - Túy Loan, bảo đảm mức vốn phù hợp với quy định của pháp luật PPP; đồng thời, đề xuất cụ thể trách nhiệm chia sẻ của nhà đầu tư, ngân hàng theo đúng chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 270/TB-VPCP đối với trường hợp thực hiện theo phương án  nêu trên.

Toàn cảnh cuộc họp.

Đối với 2/3 dự án 6 sụt giảm doanh thu: Theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, nhà đầu tư, ngân hàng tín dụng có trách nhiệm chia sẻ rủi ro, phải có giải pháp cơ cấu lại khoản vay, giảm lãi vay, điều chỉnh phương án trả nợ phù hợp. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập và một số đại biểu thuộc đoàn công tác của Uỷ ban Kinh tế - Tài chính Quốc hội chủ trì, để đảm bảo nguyên tắc chung, Cục ĐBVN đề xuất nguyên tắc xác định mức vốn hỗ trợ và trách nhiệm chia sẻ như sau: Về mức vốn nhà nước tham gia hỗ trợ bảo đảm tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án theo quy định tại Luật số 64/2020/QH14 và số 57/2024/QH15 và tỷ lệ vốn nhà nước tham gia, hỗ trợ tối đa không quá 75% tỷ lệ bình quân sụt giảm doanh thu của dự án trong 3 năm gần nhất.

Về trách nhiệm chia sẻ: Nhà đầu tư, ngân hàng tín dụng cần giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, giảm lãi suất vốn vay bảo đảm đồng thời các nguyên tắc: Mức giảm tối thiểu tương ứng 50%7 tỷ lệ vốn nhà nước hỗ trợ dự án.  Thời gian thu phí sau khi hỗ trợ vốn nhà nước không vượt quá thời hạn hợp đồng đã ký.

Căn cứ nội dung đề xuất tại biên bản đàm phán, đề nghị nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án và ngân hàng tín dụng có văn bản chính thức gửi Bộ Xây dựng (qua Cục Đường bộ Việt Nam) trước ngày 10/4/2025 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cục ĐBVN sẽ không tổng hợp, đề xuất nếu quá thời hạn nêu trên không nhận được văn bản của cơ quan, đơn vị.


Tác giả: Phòng Quản lý công tư

Chuyên mục