Cục đường bộ Việt Nam

Department For Roads Of Viet Nam

  • :
  • :
Chất lượng là vấn đề sống còn
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cục Đường bộ phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân năm

Cục ĐBVN sẽ lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân tại các dự án, địa phương đang chậm tiến độ và sẽ có phương án xử lý các đơn vị không hoàn thành kế hoạch giải ngân

Cục Đường bộ - Ảnh 1.

Ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục ĐBVN phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2024 của Cục ĐBVN diễn ra vào ngày 10/10.

Theo Cục ĐBVN, trong 9 tháng đầu năm Cục đã giải ngân được hơn 600 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn (đạt 73,4%), cao hơn so với mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung của Bộ GTVT (60%) nhưng vẫn chậm hơn so với số đăng ký 659 tỷ đồng tương đương với 79,7%.

Một số dự án chậm giải ngân so với Kế hoạch đăng ký, Cục ĐBVN đã chủ động báo cáo Bộ để có công điện gửi tỉnh đề nghị đẩy nhanh tiến độ GPMB và quyết liệt đôn đốc tiến độ, yêu cầu Nhà thầu huy động tăng cường máy móc, thiết bị, tài chính, tăng ca để bù lại phần khối lượng bị chậm; điều chuyển khối lượng đối với các Nhà thầu chậm tiến độ. Cụ thể: Ban QLDA 4 có Dự án QL8A , QL14E; Ban QLDA 5 có 2 dự án: QL1 – Tam Kỳ và QL28B. Nguyên nhân chủ yếu do chậm giải phóng mặt bằng, người dân cản trở thi công.

Đối với nguồn vốn bảo trì đường bộ, ngân sách năm được giao 12.100 tỷ, các đơn vị đã giải ngân trên 6.628 tỷ đồng (đạt 54,78%). Tiến độ giải ngân nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu, có một phần nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của mưa bão, bên cạnh đó công tác lập, phê duyệt bản vẽ thi công còn chậm, chủ đầu tư chưa quyết liệt...

Cục Đường bộ - Ảnh 2.

Lãnh đạo Cục ĐBVN và Cục CSGT chỉ đạo công tác bảo đảm giao thông trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ trong cơn bão số 3

Ông Bùi Quang Thái, Cục Trưởng Cục ĐBVN cho biết, Cục đã yêu cầu các Chủ đầu tư xây dựng lại kế hoạch giải ngân chi tiết trong những tháng cuối năm, hết tháng 10 phải đạt 80% kế hoạch và triển khai các Đoàn kiểm tra, đôn đốc tiến độ đối với các đơn vị chậm, kiên quyết xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị không hoàn thành giải ngân cuối năm.

Cục Đường bộ - Ảnh 3.

Cầu Phong Châu bị sập 2 nhịp trong bão số 3

Được biết, trong 9 tháng đầu năm ngành Đường bộ đã phải gồng mình bảo đảm giao thông với 4 cơn bão, 1 cơn áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc và một số địa phương khu vực miền Trung, miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt là cơn bão số 3 đã gây sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng kết cấu hạ tầng giao thông, ước thiệt hại khoảng 2.030 tỷ đồng. Cục ĐBVN đã tổ chức triển khai công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả của bão với sự chủ động, quyết liệt, kịp thời, linh hoạt ở mức độ cao nhất, với sự tập trung, phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị từ Cục ĐBVN, các Khu QLĐB, các Sở GTVT tới các đơn vị bảo trì. Với tinh thần phát huy 4 tại chỗ và 3 sẵn sàng góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại do tác động của thiên tai, đảm bảo giao thông thông suốt an toàn; chỉ đạo, bố trí nhân sự thường trực tại các vị trí xung yếu, vị trí sụt lún, chuẩn bị vật tư dự phòng để theo dõi, kịp thời khắc phục hậu quả mưa bão; đồng thời, phân luồng, tổ chức cảnh báo, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông an toàn.

Đến nay (tính cả ảnh hưởng của bão số 3 và các đợt thiên tai khác)kết quả đã khắc phục được 565/567 vị trí sạt lở đất đá để thông đường, hiện còn 02 vị trí (Cầu Phong Châu đã được lắp tạm cầu phao; cầu phao Ninh Cường đang được khẩn trương sửa chữa, khắc phục, hiện tạm thời phân luồng giao thông qua các phà Đại Nội và Ninh Mỹ); toàn bộ các cầu đã được thông xe trở lại (trừ cầu Phong Châu); đã hỗ trợ cấp rọ thép với số lượng 15.500 rọ cho 07 địa phương khu vực phía Bắc; đặc biệt ngành giao thông vận tải đã phát huy tinh thần đi trước mở đường, khẩn trương huy động, kịp thời mở đường tiếp cận hiện trường khu vực sạt lở Làng Nủ, tỉnh Lào Cai để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.

Nguồn: Tạp chí giao thông


Chuyên mục