Cục đường bộ Việt Nam

Department For Roads Of Viet Nam

  • :
  • :
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng! - Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, trách nhiệm, tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cục Đường bộ Việt Nam: Tập trung triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ

Trước diễn biến mưa lớn trên diện rộng như dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai nhiều giải pháp cấp bách.

Theo đó, công điện gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; Các Khu Quản lý đường bộ I, II, III, IV; Các Ban Quản lý dự án 3, 4, 5; Doanh nghiệp BOT quản lý, kinh doanh khai thác quốc lộ, đường cao tốc theo hình thức BOT (các Khu QLĐB, Sở Xây dựng gửi văn bản này đến các doanh nghiệp BOT); Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (Tổng công ty VEC);

Công điện nêu rõ, triển khai thực hiện Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ và Công điện số 20/CĐ-BXD ngày 24/5/2025 của Bộ Xây dựng về tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ; theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời gian này, mưa lớn đã và sẽ xảy ra trên diện rộng, cường độ lớn có tính chất cực đoan ở khu vực phía Bắc. Để chủ động ứng phó hậu quả do mưa lũ gây ra đối với công trình, nhà cửa, cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng và đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam (Cục ĐBVN) đề nghị các cơ quan, đơn vị nêu trên thực hiện các nội dung sau:

1. Nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025, chỉ đạo của Bộ Xây dựng tại Công điện số 20/CĐ-BXD ngày 24/5/2025 đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan và các đơn vị trực thuộc, để triển khai quyết liệt, kịp thời, đồng bộ công tác phòng, chống, ứng phó và sẵn sàng khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

2. Các Khu Quản lý đường bộ (Khu QLĐB), các Sở Xây dựng, nhà đầu tư BOT, VEC thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống, ứng phó mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ trên các quốc lộ, cao tốc, trọng tâm công tác kiểm tra gồm:

 Công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống, ứng phó với mưa bão năm 2025;

 Công tác chuẩn bị “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” để ứng phó mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ;

Kiểm tra kết cấu hạ tầng đường bộ, nhất là các công trình xung yếu: bến phà, cầu phao, cầu yếu, công trình neo đậu phà, ca nô, phao, ngầm, tràn, vị trí nguy cơ ngập, sạt lở đất, đá; các vị trí đã hư hỏng do mưa lũ năm 2024 chưa khắc phục xong;  Xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các lực lượng khác ở địa phương trong công tác phòng chống thiên tai và công tác đảm bảo giao thông trong mùa mưa, bão;

Xây dựng các phương án và tổ chức đảm bảo giao thông khi có các tình huống thiên tai gây ách tắc giao thông cục bộ trên các tuyến quốc lộ thường xuyên bị ách tắc trong mùa mưa lũ thuộc địa bàn quản lý;

Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị, vật tư dự phòng sẵn sàng phục vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh, thường xuyên cập nhật tình hình, báo cáo Cục ĐBVN.

3. Triển khai phương án đối phó với diễn biến mưa lũ sẽ xảy ra trên diện rộng, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống và có biện pháp bảo vệm các công trình đường bộ, cầu, cống, kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc thi công để hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ…

4. Kiểm tra, đánh giá tình trạng các cầu nằm trong vùng ảnh hưởng của đợt mưa lớn diện rộng này; tổ chức theo dõi thường xuyên và xử lý kịp thời khi thời tiết xấu ảnh hưởng đến khai thác đảm bảo an toàn công trình cầu và như an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua cầu.

5. Lập các tổ công tác kiểm tra, bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) trên các tuyến quốc lộ trọng yếu; thường xuyên kiểm tra các đoạn đường đèo dốc, các tuyến đường độc đạo, cầu yếu, cầu tạm đảm bảo giao thông và có biện pháp cũng như phương án đảm bảo giao thông khi sự cố xảy ra; xử lý kịp thời các hư hỏng do thiên tai gây ra.

6. Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, để có phương án xử lý và phân luồng giao thông từ xa; chủ động triển khai công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và đảm bảo giao thông thông suốt, bảo đảm an toàn cho người, thiết bị thi công và các hạng mục công trình đang trong quá trình thi công dở dang; cần đặc biệt chú ý các hạng mục thi công tại khu vực dễ bị sụt trượt, các công trình ở miền núi Bắc Bộ hay có lũ quét đột xuất.

7. Rà soát vật tư dự phòng (dầm cầu, rọ thép) các vật liệu tại chỗ (đá hộc, đá dăm, v.v…), thiết bị, nguồn lực dự phòng, bảo quản, sử dụng, cấp phát kịp thời, đúng quy định, đúng mục tiêu và đối tượng sử dụng cho phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai (PCKPHQTT); khi cần điều chuyển tăng cường đến các kho vật tư dự phòng gần các vùng, khu vực có dự báo sắp có giông lốc, mưa lớn, lũ lụt để chủ động ứng phó, rút ngắn thời gian trong KPHQTT; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác PCKPHQTT.

8. Trường hợp xuất hiện các vị trí sạt lở lớn, gây ách tắc giao thông phải cử ngay Lãnh đạo đơn vị đến hiện trường, triển khai ngay phương án phân luồng giao thông từ xa; khẩn trương khắc phục sự cố, huy động tối đa máy móc, trang thiết bị và nhân lực hiện có trên địa bàn để bảo đảm thông xe với thời gian nhanh nhất.

9. Thực hiện cắm đầy đủ báo hiệu đường bộ, biển cấm tạm thời tại các vị trí ngầm, tràn và các đoạn đường bị ngập do lũ lụt, các vị trí sạt lở đất đá, sạt, trượt, đứt nền đường và các vị trí khác không bảo đảm ATGT; rà soát bổ sung, điều chỉnh báo hiệu đường bộ khi cần thiết để bảo đảm ATGT; báo hiệu đường thủy, phao, tiêu tại các bến phà, cầu phao đường bộ. Kiên quyết không cho phép người, phương tiện tham gia giao thông đi qua các vị trí nguy hiểm không bảo đảm ATGT.

10. Rà soát các dự án đang thi công để có biện pháp bảo đảm an toàn công trình, an toàn lao động, ATGT, phòng, tránh nguy cơ sạt lở, hư hỏng công trình.

11. Các Sở Xây dựng kiểm tra toàn bộ các bến phà, cầu phao, bến đò và các phương tiện phục vụ công tác vượt sông được giao quản lý, kiên quyết đình chỉ hoạt động của các bến đò ngang trái phép. Các phương tiện vượt sông đưa vào sử dụng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và trang bị đầy đủ phương tiện cứu sinh, thiết bị an toàn. Không tổ chức vận chuyển hành khách sang sông trong điều kiện thời tiết xấu (giông, lốc, lũ lớn, v.v…); hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác PCTT trên các tuyến đường do cấp huyện, cấp xã quản lý.

12. Duy trì nghiêm túc chế độ trực phòng chống thiên tai 24/24h; công bố số điện thoại trực đường dây nóng về phòng chống thiên tai và đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống; phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ, diễn biến của đợt mưa lớn diện rộng này; báo cáo thường xuyên tình hình diễn biến mưa lũ, thiệt hại và công tác khắc phục về Bộ Xây dựng và Cục ĐBVN.


Tập tin đính kèm
Tác giả: ĐBVN

Chuyên mục