Cục đường bộ Việt Nam

Department For Roads Of Viet Nam

  • :
  • :
Chất lượng là vấn đề sống còn
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đảm bảo giao thông thông suốt trong bối cảnh mưa lũ phức tạp

Những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) với cường độ rất mạnh đã tràn vào các tỉnh miền Bắc với sức gió siêu mạnh, cùng với mưa lũ phức tạp sau bão đã gây ra sức tàn phá rất lớn, ảnh hưởng đến hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nghiêm trọng nhất là cầu Phong Châu tại Km18+300 Quốc lộ 32C, kết nối huyện Lâm Thao, Tam Nông, tỉnh Phú Thọ bị đổ trụ T7 và sập 02 nhịp chính T6 và T7 (2 nhịp dàn thép). Để khắc phục hậu quả mưa bão, đảm bảo giao thông thông suốt, ngành Giao thông vận tải đã kịp thời chỉ đạo nhiều phương án khắc phục, đảm bảo an toàn giao thông, trong đó có việc đề xuất xây Cầu Phong Châu mới.

Đảm bảo giao thông thông suốt trong bối cảnh mưa lũ phức tạp

Hiện trường vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ.

Cầu Phong Châu đã nhiều lần duy tu, bảo trì, sửa chữa

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, hàng năm cầu Phong Châu và tuyến Quốc lộ 32C đều được lập kế hoạch bảo trì, giao vốn thực hiện bảo trì và được Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Phú Thọ (chủ đầu tư) tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện bảo trì theo kế hoạch giao.

 

Trong đó, năm 2010 tiến hành sửa chữa lan can cầu, mặt cầu, khe co giãn; năm 2013 tiến hành thay dầm nhịp bê tông cốt thép, thay khe co giãn bằng loại khe răng lược; thảm lại mặt cầu. Năm 2018 xử lý trụ chống va xô; năm 2019 xử lý xói lở trụ T6, T7 và năm 2023 sửa chữa sơn kết cấu nhịp dầm thép, khe co giãn.

Mặt khác, Sở GTVT tỉnh Phú Thọ đã đấu thầu lựa chọn nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên từ năm 2024 đến 2027.

Để thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành các công điện về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3; chủ động phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tại các văn bản trên, Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các công điện trên của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ GTVT và các văn bản của cục, đồng thời tổ chức trực phòng, chống cơn bão số 3; thực hiện “kiểm tra, đánh giá tình trạng cầu nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 3; cầu yếu thì phải theo dõi thường xuyên và xử lý kịp thời khi thời tiết xấu ảnh hưởng đến khai thác đảm bảo an toàn công trình cũng như an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua cầu”.

Đến thời điểm xảy ra sự cố, Cục Đường bộ Việt Nam không nhận được báo cáo về dấu hiệu không bảo đảm an toàn đối với công trình cầu Phong Châu.

"Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, bão, lũ để tăng giá dịch vụ

Cục Hàng hải Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, bão, lũ để tăng giá dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi."

Đề xuất xây cầu Phong Châu mới, đảm bảo an toàn cho người dân

Cũng theo Cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện ý kiến của lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT tại buổi kiểm tra hiện trường cầu Phong Châu ngày 9/9/2024; trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh Phú Thọ để có giải pháp lâu dài nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến Quốc lộ 32C qua sông Thao (sông Hồng), Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Bộ GTVT xem xét, giao cục nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; thời gian thực hiện năm 2024-2025.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tối đa an toàn cho người dân, Sở GTVT Hà Nội cũng có thông báo về phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Long Biên, thành phố Hà Nội.

Sở GTVT Hà Nội đề nghị Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội bố trí lực lượng hướng dẫn phân luồng cho các phương tiện tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông...

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải bố trí hệ thống biển báo cấm, barie rào chắn và người hướng dẫn giao thông 2 đầu cầu Long Biên, cập nhật thường xuyên tình hình mực nước sông Hồng tại Hà Nội (Long Biên) và tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông của cầu Long Biên để báo cáo cơ quan có chức năng và đề xuất phương án giải quyết trong thời gian hoàn lưu sau bão.

Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và an toàn cho hành khách do ảnh hưởng bão số 3, mực nước sông Hồng lên cao và chảy xiết, ngày 10/9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông báo sẽ không chạy tàu qua Cầu Long Biên.

Các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng sẽ thay đổi lịch trình với Ga Gia Lâm là ga xuất phát và kết thúc hành trình.

Hành khách có vé có ga đi từ ga Hà Nội, ga Long Biên di chuyển tới ga Gia Lâm để đi tàu. Hành khách có vé tàu có ga đến là ga Hà Nội, ga Long Biên sẽ kết thúc hành trình tại ga Gia Lâm.

Đối với lĩnh vực hàng hải, nhằm nhanh chóng ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình kinh tế - xã hội tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và hoàn lưu sau bão, dựa trên cơ sở Luật Giá số 16/2023/QH15 ngày 19/6/2023, ngày 10/9/2024, Cục Hàng hải Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển (dịch vụ cảng biển, hoa tiêu, lai dắt) và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển nghiêm túc thực hiện quy định về kê khai và niêm yết giá theo quy định hiện hành./.

Nguồn: Thời báo tài chính


Chuyên mục